Dòng sản phẩm Vigor2910 cung cấp một giao tiếp WAN thứ 2 có thể cấu hình và hỗ trợ cân bằng tải chiều ra dựa trên chính sách và kết nối chống lỗi trên giao tiếp WAN kép. Ngoại trừ chức năng QoS cho lớp IP nguyên bản, nó cũng hỗ trợ quản lý băng thông hay phiên NAT nhờ đó mà gia tăng băng thông rất hiệu quả.
Chức năng tường lửa của 2 router này được thiết kế khá hiệu quả và tiện lợi với rất nhiều chính sách. Trong đó, có chức năng quản lý an toàn nội dung CSM (Content Security Management) cho các ứng dụng như chương trình tán gẫu IM (MSN, YM!, ICQ…), VoIP (jajah, Skype), dịch vụ chia sẻ mạng ngang hàng P2P (SoulSeek, eDonkey, BitTorrent…) nhằm hạn chế việc chiếm dụng băng thông. Chính sách phòng chống tấn công DoS/DDoS, gửi e-mail cảnh báo và ghi lại nhật ký. Ngoài ra, để tránh người dùng truy cập web “đen”, cả 2 cùng hỗ trợ lọc nội dung bằng địa chỉ URL để đưa vào danh sách trắng/đen (White list and Black list), lọc Java, Cookie, ActiveX, tập tin nén, thực thi và đa phương tiện; lọc website bằng địa chỉ IP và Subnet Mask; hạn chế truy cập theo thời gian biểu (Time Schedule Control). Ngoài ra, DrayTek còn liên kết với SurfControl để lọc nội dung website thông qua CPA (Content Portal Authority).
Để hỗ trợ cho việc thiết lập các chính sách hạn chế truy cập và các ứng dụng, cả 2 cũng hỗ trợ mạng nội bộ ảo (VLAN), gắn IP cho địa chỉ MAC (Bind IP to MAC), hỗ trợ Port Redirect cho 10 tầm địa chỉ IP khác nhau, 2 địa chỉ DMZ ứng trên 2 cổng WAN, hỗ trợ mở cổng (port) cho 20 địa chỉ IP khác nhau. Ngoài ra, cả 2 còn hỗ trợ đầy đủ các tính năng khác như DNS động, lịch làm việc, chuẩn xác thực RADIUS, UpnP và chức năng khởi động máy tính từ xa qua mạng (Wake on LAN).
Để sử dụng đường truyền hiệu quả, cả 2 cùng có chính sách quản lý băng thông như giới hạn số phiên (session) làm việc, định băng thông (tải xuống/lên) và quản lý chất lượng dịch vụ (QoS) cho rất nhiều dịch vụ (FTP, Telnet, http, DNS, POP3, IPSec…) cho từng địa chỉ IP.
Riêng Vigor 2910G có tích hợp thêm Wi-Fi chuẩn 802.11b/g, hỗ trợ công nghệ tăng tốc Super G, tốc độ lý thuyết đạt 108Mbps. Tương tự như các router ADSL có tích hợp Wi-Fi như Vigor 2700Ge (ID:A061073) và Vigor 2800VG (A061290), Vigor 2910G cũng hỗ trợ các chuẩn mã hóa và xác thực cao cấp như WPA2, 802.1x; cho phép hạn chế máy trạm không dây truy cập vào mạng Wi-Fi; ngăn cách máy trạm giữa mạng nội bộ có dây và không dây bằng địa chỉ MAC.
Để mở rộng phạm vi phủ sóng, Vigor 2910G cũng hỗ trợ chức năng WDS, chức năng dò tìm thiết bị phát sóng Wi-Fi. Ngoài ra, quản trị mạng có thể định băng thông cố định cho mạng Wi-Fi.
Thử nghiệm chức năng Wi-Fi với card mạng giao tiếp USB Vigor 600 cùng hãng Vigor 2910G cho kết nối tương đối ổn định, tốc độ tải xuống đạt mức trung bình.
Cuối cùng, Test Lab xem xét chức năng máy chủ in ấn qua mạng không dây với máy in phun màu HP 900 Inkjet Printer: nối máy in vào cổng USB của Vigor 2910G sau đó dùng máy tính (có kết nối không dây) để cài đặt trình điều khiển của máy in. Sau quá trình cài đặt đơn giản với tài liệu hướng dẫn chi tiết, bạn có thể in ấn ở bất ký vị trí nào trong vùng phủ sóng. Với máy in HP 900 Inkjet Printer, cả 2 router có dây và không dây Vigor 2910 và Vigor 2910G đều tương thích tốt (dù không nằm trong danh sách máy in tương thích công bố tại http://www.draytek.com/support/support_note/router/faq/print_server/05.php)
Cả 2 cùng hỗ trợ quản lý bằng http, https, telnet, FTP, SSH và SNMP, giao diện được thiết kế trực quan, các chức năng được gom thành từng nhóm nên rất dễ dàng trong việc cài đặt, giám sát cũng như quản lý thiết bị từ xa. Đặc biệt, với firmware phiên bản mới từ 3.0.6 trở lên, Vigor 2910 và Vigor 2910G hỗ trợ USB Modem chuẩn HSDPA tốc độ cao (có thể đạt 1Mbps) của thế hệ mạng điện thoại di động 3G.
1. Khả năng kết nối trên 2 WAN (Dual-WAN)
8. Chức năng mạng
|